Ngày 14/4/2022, Viện Nghiên cứu Ứng dụng Khoa học và Công Nghệ – Trường đại học Quy Nhơn đã tổ chức một buổi hội thảo khoa học về “Kinh tế tri thức, AI và xu hướng nghiên cứu mới trong Cách mạng công nghiệp 4.0”.


Tham gia hội thảo có PGS. TS. Hoàng Xuân Huấn, cựu Giảng viên cao cấp, khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội, người đã dành nhiều năm cống hiến sự nghiệp cách mạng, giáo dục, trồng người, người thầy tận tụy dẫn dắt nhiều thế hệ học trò đã xây dựng và phát triển nhiều nhóm nghiên cứu trong nhiều linh vực. PGS. TS. Hoàng Xuân Huấn đã dành phần lớn thời gian nghiên cứu về Kinh tế tri thức, trí tuệ nhân tạo trong cuộc Cách mạng 4.0. Với vai trò khách mời tham dự hội nghị, PGS. TS. Hoàng Xuân Huấn đã chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm của mình với Ban Giám hiệu Nhà trường, Lãnh đạo Khoa Trường Đại học Quy Nhơn và Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ Bình Định và Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông Bình Định về lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo.

Mở đầu hội thảo, TS. Lê Thị Kim Nga, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng Khoa học và Công Nghệ – Trường đại học Quy Nhơn đã giới thiệu về Sự phát triển của CNTT và quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng đã chuyển nền kinh tế toàn cầu từ Kinh tế công nghiệp sang Kinh tế tri thức hay Kinh tế thông tin.

Ngoài ra PGS. TS. Hoàng Xuân Huấn cũng trao đổi kinh nghiệm về việc nghiên cứu và xây dựng nhóm nghiên cứu trong 42 năm qua của mình bao gồm từ chọn và phát triển đề tài nghiên cứu đến tổ chức hợp tác các thành viên (cả thành công và thất bại). Cùng với sự phát triển của Kinh tế tri thức, các tiến bộ của các công nghệ cao trong vật lý và sinh học phân tử đã đưa nhân loại vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó các tiến bộ của của nhiều lĩnh vực CNTT có vai trò quan trọng và thuộc vào các công nghệ lõi của cuộc cách mạng này.

Kinh tế công nghiệp sử dụng thiết bị, máy móc và tài nguyên vật chất để tạo nên sản phẩm vật chất, còn Kinh tế tri thức dùng tri thức kết hợp với máy móc và tài nguyên vật chất hay vô hình như thông tin, dữ liệu hoặc tri thức để cho ra sản phẩm vật chất hay tri thức, thông tin mới hoặc các giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp. Nền Kinh tế tri thức đã khai sinh Khoa học dữ liệu nhằm tổ chức, xử lý, phân tích các Dữ liệu lớn. Bên cạnh đó các tiến bộ của các lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo, mạng xã hội, Tin-Y-Sinh có vai trò quan trọng trong Công nghiệp 4.0 và thu hút nghiên cứu mạnh mẽ cả về hàn lâm và ứng dụng.

Một số ảnh tư liệu khác tại buổi Hội thảo:


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *