Với thực tại phổ biến của các bảo tàng tại Việt Nam nói chung, các hiện vật hầu như đều được đặt trong hệ thống tủ kính bảo vệ, hạn chế sự tương tác trực tiếp với người tham quan. Thêm vào đó, không gian trưng bày hạn chế, số lượng hiện vật được trưng bày ít, hầu hết chỉ là hình ảnh và hiện vật tĩnh, do đó việc trưng bày các hiện vật, di sản văn hóa chưa mang lại yếu tố sống động, ít hấp dẫn du khách và hạn chế trong việc thu hút người xem. Từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các bảo tàng nói riêng và ngành du lịch nói chung.

Chính vì thế, Viện Nghiên cứu ứng dụng Khoa học và Công nghệ đã nghiên cứu, xây dựng và phát triển một giải pháp ứng dụng CNTT nhằm hỗ trợ trong việc trưng bày và quản lý các hiện vật, di tích lịch sử –  Hệ thống mô hình hóa và quản lý hiện vật bảo tàng, di tích lịch sử.

Hệ thống mô hình hóa và quản lý hiện vật bảo tàng, di tích lịch sử

Là công cụ hỗ trợ cho cán bộ các Sở Văn hóa & thể thao, Sở Du lịch hay cán bộ các Bảo tàng trong quá trình quản lý hàng nghìn hiện vật, di tích và các hoạt động văn hóa trên địa bàn.

  • Quản lý các hoạt động như: hoạt động trưng bày, phim ảnh, hiện vật di tích,…

Một công cụ trợ giúp đắc lực cho các cấp quản lý có cái nhìn bao quát toàn diện về hoạt động quản lý văn hóa trên địa bàn, đồng thời hỗ trợ các cấp lãnh đạo đưa ra các quyết định, giải pháp để hoạt động quản lý văn hóa đạt hiệu quả cao hơn.

Các phân hệ tác nghiệp Hệ thống:

  • Quản lý các hoạt động trưng bày, các phòng trưng bày ảo (theo chuyên đề cố định, chuyên đề thường xuyên): Bảo tàng 3D, bảo tàng ảo tích hợp dữ liệu đa phương tiện.

  • Thuyết minh ảo: Lời đọc hướng dẫn viên khách quan theo vùng, khu vực. Cơ chế lồng ghép lời thoại nhằm tăng tính sinh động.
  • Quản lý các hiện vật được mô hình hóa 3D: Hiện vật được số hóa chi tiết bằng phương pháp đo đạc, xử lý ảnh, tính toán lưới, công nghệ quét Laser, quét ảnh 3D. Hiện vật được tái hiện chính xác vị trí trong không gian 3D ảo và có thể tương tác một cách trực quan 3 chiều.

  • Quản lý hiện vật: Quản lý đầy đủ thông tin liên quan đến các hiện vật như: chủ sở hữu, mã số, nguồn gốc, thời kỳ/niên đại, loại hiện vật, chất liệu, kích thước, thời gian đăng ký, cơ quan hội đồng thẩm định, thông tin miêu tả hiện vật, hình ảnh, video, văn bản đính kèm,….

  • Quản lý các phim ảnh tư liệu, băng đĩa: Cho phép tra cứu phim ảnh tư liệu theo thời gian, theo chủ đề.
  • Báo cáo thống kê, tổng hợp dữ liệu đa chiều:

Hệ thống báo cáo theo mẫu quy định gửi các cơ quan ban ngành liên quan. Các báo cáo thống kê số liệu linh động, tổng hợp đánh giá hiện trạng của các hiện vật, di tích

Cho phép lựa chọn báo cáo thống kê tổng hợp số liệu theo nhiều tiêu chí khác nhau như: thống kê theo thời gian; thống kê theo chủng loại; thống kê theo danh mục quản lý bảo tàng như: danh mục chất liệu; danh mục kho; danh mục dân tộc;…

Xem, in sổ đăng ký hiện vật, in báo cáo thống kê ra giấy, kết xuất báo cáo thống kê ra word, excel, pdf,…

Phân hệ tác nghiệp Quản lý người dùng:

Quản lý thông tin người dùng giúp cho người sử dụng biết các chức năng quản trị của phần mềm để quản lý hệ thống, bao gồm: Thêm, cập nhật/sửa, xóa thông tin người dùng; phân quyền người dùng; thay đổi mật khẩu truy cập vào hệ thống;…

Đối tượng khách hàng ứng dụng:

  • Sở Văn hoá & thể thao, Sở Du lịch.
  • Các Bảo tàng trung ương, địa phương.

Giải pháp công nghệ:

  • Công nghệ 3D
  • Được xây dựng trên nền tảng WebForm của Microsoft (C#,ASP.Net, MVC)
  • Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Microsoft SQL Server
  • Giao diện hoàn toàn tiếng Việt, chức năng thao tác đơn giản, dể hiểu.
  • Chuẩn Font Unicode, phù hợp với bộ gõ Unikey, Vietkey.
  • Hỗ trợ trên các trình duyệt Web: Chrome, Cốc Cốc, IE, FireFox,…

Sản phẩm Hệ thống mô hình hóa và quản lý hiện vật bảo tàng, di tích lịch sử của Viện Nghiên cứu ứng dụng Khoa học và Công nghệ hiện đã được triển khai tại Bảo tàng Đắk Lắk và đang thực hiện Bảo tàng Quang Trung (Tây Sơn – Bình Định).

Minh Hiền

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *